Kỹ Thuật Tập Hát
Hoàng Viết Hùng
I. Mở Đầu:
Một lãnh vực rất quan trọng của người Ca trưởng là tập hát cho Ca đoàn, có thể nói đây là vai trò chính yếu của người Ca trưởng. Một Ca trưởng mà không biết cách tập hát có thể xẩy ranhững tình trạng sau đây:
• Ca viên cảm thấy chán nản, boring… hậu qủa là lười biếng đi tập hát, hoặc bỏ Ca đoàn.
• Tập một bài hát mới qúa lâu và mất thời giờ.
• Ca đoàn hát không có tâm tình, hoặc luộng thuộng…
Ngược lại với ở trên, một Ca trưởng tập hát có kỹ thuật, là người Ca trưởng:
1. Tập hát linh động: Ca viên không cảm thấy chán nản hay mỏi mệt; nhưng cảm thấy thích thú tập hát.
2. Tập nhanh chóng: Ca đoàn có thể hát được một bài hát mới một cách nhanh chóng.
3. Ca đoàn hát có hiệu quả: hát có tâm tình và hay. Cả người hát lẫn người nghe đều cảm nhận được.
Nói tóm lại, một Ca trưởng tập hát có kỹ thuật sẽ tạo được một buổi tập vui và hát có hiệu qủa.
II. Những Yếu Tố Quan Trọng
Tập hát có kỹ thuật không cứ phải là một người giỏi nhạc, giỏi đàn , giỏi điều khiển, giỏi xướng âm, giỏi ăn nói… mà thôi, nhưng còn tùy thuộc ở nhiều điều khác nữa như: giọng hát, tâm tình đạo đức, những đức tính và sự xử thế của người Ca trưởng.
Để phát triển kỹ thuật tập hát, người Ca trưởng cần để ý đến ít nhất là 3 điều sau đây:
1. Chuẩn bị kỹ càng
2. Linh động (theo tâm lý của Ca viên)
3. Kiến thức chuyên môn
A. Chuẩn Bị:
Có một câu nói mà các Ca trưởng nên biết: “Ca trường càng khổ công và tốn thời giờ bao nhiêu, Ca đoàn càng đỡ mất công và đỡ mất thời giờ bấy nhiêu.” Khi người Ca trưởng có chuẩn bị, thì không những sẽ tập hát tự tin hơn, nhanh hơn, hay hơn, mà tinh thần Ca đoàn cũng hứng khởi hơn. Ca trưởng cần chuẩn bị những điều sau đây:
1. Chuẩn bị một chương trình hát lễ của Ca đoàn trong năm hay trong những tháng sắp
đến, với chủ đề của mỗi thánh lễ sẽ hát.
• Để tìm bài hát.
• Để tìm người thay thế, nếu Ca trưởng sẽ vắng mặt.
• Để chuẩn bị tập hát cho kịp.
Hậu quả có thể xẩy ra, nếu không có một chương trình rõ ràng: Không chuẩn bị (tập
hát) kịp, từ đó:
• Ca đoàn chỉ hát đi hát lại những bài cũ.
• Nếu hát bài mới thì tập không kỹ, có thể hát sai hoặc hát lộn xộn.
• Ca trưởng dễ nổi nóng, căng thẳng, mất hoà khí trong Ca đoàn.
2. Chuẩn bị một danh sách của các bài hát sẽ tập.
• Chuẩn bị xa: bài hát khó và dài, thì phải sắp xếp để tập nhiều lần.
• Những bài hát mới nên tập ít là 2 hoặc 3 lần trước khi hát. Tập càng nhiều lần,
Ca đoàn càng hát tự tin và có tâm tình…
• Chuẩn bị gần: bài hát cũ mà lâu rồi không hát, cũng nên dượt qua để mọi
người ôn lại, nhất là ở những chỗ khó hát hoặc khó phát âm.
• Nên sắp xếp để tập những bài có cùng “tông” gần với nhau.
3. Chuẩn bị sẵn một chương trình tập hát (phút cầu nguyện, phút tập hát, phút giải lao, phút thông báo, vv…)
• Trung bình một buổi tập hát kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ.
• Khai mặc buổi tập hát bằng một lời cầu nguyện, một kinh Lạy Cha, hay một bài hát.
• Sau giờ đọc kinh là một vài phút thăm hỏi..
• Học nhạc, xướng âm, luyện thanh.
• Nên có giây phút giải lao để anh chị em có dịp chuye6.n trò, giải khát.
• Sau phút giải lao hoặc trước giờ về có thể là những thông báo.
• Đọc kinh và bế mạc (không quên kêu gọi và khích lệ anh chị em đi hát lễ và giúp nhau dọn dẹp phòng tập hát trước khi về).
4. Chuẩn bị (tập) kỹ các bài hát. (nhịp phách, cao độ, ý tác giả, tâm tình)
• Tập cho hát được từng bè của bài hát (cao độ, trường độ).
• Để ý những chỗ khó hát (đánh dấu hay khoanh tròn).
• Để ý đến lời ca và tiết tấu của bản nhạc. Những chữ cần khép âm sớm, những chỗ cần vươn tiếng, vv.
5. Đến tập hát trước giờ (khoảng 15 phút), để chuẩn bị:
• Phòng tập hát (bật máy lạnh hay máy sưởi, xếp bàn ghế, vv…)
• Tài liệu (chuẩn bị các bài hát sẵn sàng, tránh đợi lúc cần tập rồi mới đi tìm tài liệu).
• Nhạc cụ (nếu phải setup)
B. Linh Động
Mặc dù ca hát là một việc nghệ thuật, nhưng vì là con người, nên môi trường và sự tương quan tình cảm trong Ca đoàn cũng rất quan trọng. Người Ca trưởng nên tạo điều kiện thuận lợi và sự hứng khởi cho Ca viên trong buổi tập hát sao cho mọi người thấy vui vẻ, thoải mái và thích
thú.
1. Phòng tập hát:
• Tránh những chỗ ồn ào, dễ gây chia trí..
• Cần phải đủ ánh sáng (rất quan trọng), để ca viên không phải lo đọc chữ, gây trở ngại rất nhiều…
• Phòng không nên vang qúa, sẽ khó nghe nhau.
• Tránh dùng quạt điện, vì nó làm cho khó thở lúc đang hát.
• Ghế ngồi thoải mái – có thể thay đổi thế đứng ngồi…
• Ca trưởng nên đứng sao cho mọi người dễ trống thấy, nếu cần thì dùng bục đứng để tập.
2. Thời Giờ:
• Nên khai mạc và bế mạc đúng giờ.
• Đi trễ là bệnh chung của mọi người, nên thông cảm nhắc nhở luôn luôn.
• Giờ nào việc nấy. Tránh việc đang tập hát thì có người đưa ra ý kiến .. rồi trở thành một cuộc họp lúc nào không hay.
• Trong giờ tập hát, người Ca trưởng là người điều hành. Người Đoàn Trưởng hay những người khác muốn có ý kiến hay thông báo gì, nên nói qua cho người Ca trưởng biết trước để thu xếp thời giờ.
3. Giờ tập hát:
• Khi thấy mọi người chưa đến đủ, thì nên tập những bài dễ trước; hoặc thấy bè
nào đã đến đủ, thì tập riêng cho bè đó. Khi mọi người đã đông đủ thì bắt đầu tập những bài quan trọng.
• Để tránh Ca đoàn bị mỏi mệt khi phải hát những bài dài hoặc có nhiều câu phiên phúc, nên chỉ định các bè, các phái, hát mỗi câu phiên khác nhau.
• Khi có người nói chuyện nhiều, gây ảnh hưởng đến việc tập hát, nhắc khéo cho họ bằng những câu chuyện vui, hơn là la mắng… gây một không khí nặng nề cho buổi tập hát.
• Khi gặp những lời ca hoặc câu nhạc hay, đừng quên cho một lời khen ngợi và chỉ cho Ca đoàn cái hay của nó.
• Khi gặp những bài hát tâm tình và đánh động mình, đừng quên tỏ cho mọi người biết bài hát đã đánh động mình như thế nào. Nó sẽ làm cho Ca đoàn hát chú tâm và có tâm tình hơn.
• Kể một vài chuyện vui, hoặc những câu chuyện liên quan đến bài hát vừa tập hay sắp tập, lúc Ca đoàn thay đổi bài hát hoặc lúc mọi người tìm bài hát, vv…
• Khi Ca đoàn tập hát đã mệt, dừng lại một vài phút để khen ngợi và khích lệ mỗi người, mỗi bè…
• Khi tập một bài hát qúa cao, qúa trầm hoặc khó hát, mà nhận thấy mọi người đã “chán”, thì liệu đổi bài khác, đừng cố gắng qúa.
• Khi thấy mọi người mỏi mệt, thì có thể cho giải lao sớm hơn.
• Luôn nhắc nhở cách ngồi hát, lấy hơi và khép âm cho đúng.
4. Giờ giải lao: nên có giờ giải lao (breaktime) 10 hoặc 15 phút:
• Để mọi người đi vệ sinh cá nhân
• Giải khát (ăn uống)
• Trò chuyện với nhau
• Chuẩn bị thêm bài vở, vv…
5. Thông báo. Sau giờ giải lao hoặc trước giờ về, dành ra một ít phút để thông báo đến Ca đoàn:
• Giờ giấc hát lễ, tập hát, vv..
• Nhắc nhở việc đúng giờ
• Party, Picnic, Birthday, Đồng phục, vv…
6. Cầu nguyện bế mạc: cám ơn Chúa và cầu nguyện cho những nhu cầu của những anh chị em trong Ca đoàn.
C. Kiến thức chuyên môn:
“Có khó mới có khôn”
Một bài hát là một “tác phẩm nghệ thuật”, vừa có nhạc, vừa có lời và hàm chứa một nội dung, tâm tình đặc biệt. Có Ca trưởng khi tập hát chỉ chú trọng đến nhạc mà không chú trọng đến lời, hoặc có khi chú trọng đến cả hai, nhưng lại không diễn được nội dung của bài hát. Chúng ta tạm phân chia mức độ kỹ thuật khi tập một bài hát thành 3 trình độ (giai đoạn) khác nhau:
1. Trình độ căn bản: Tập cho Ca đoàn hát đúng tiết tấu, cao độ và trường độ của các nốt trong bài hát. Điều này bất cứ ai biết nhạc và có giọng ca trung bình đều có thể làm được. Để nâng cao trình độ này, người Ca trưởng cần đào luyện:
• Nhạc lý, đặc biệt về trường độ và nhịp phách.
• Điều khiển cấp I: giúp giữ nhịp cho đúng.
• Xướng âm: xướng âm sẽ giúp Ca trưởng tập hát được đúng và nhanh.
2. Trình độ trung bình: Tập cho Ca đoàn phát âm cho đúng, cho đều, cho rõ tiếng, rõ nghĩa của bản văn. Để thăng tiến trong lãnh vực này, này người Ca trưởng cần nghiên cứu:
• Thanh nhạc: giúp phát âm rõ tiếng và khép âm đều tiếng.
• Điều khiển cấp II: giúp diễn tả sự mạnh nhẹ của lời ca, câu nhạc, tiết tấu, vv…
• Sử dụng tempo (hành độ) cho đúng.
• Sử dụng các vẻ nhạc cho đúng: staccato, legato, marcato, sfortzando,
crescendo, decrescendo, accelerando, ritardando cho đúng…
3. Trình độ nghệ thuật: Tập cho Ca đoàn hát cho lột được tâm tình của bài hát qua hành độ (tempo), cường độ hay âm sắc của giọng ca. Để thăng tiến trong lãnh vực này, người Ca trưởng cần nghiên cứu:
• Hợp âm và hoà âm.
• Âm sắc : nói về Âm Sắc thì rất bao la:
o Sử dụng nhạc cụ, chọn lựa “sound” và nhạc đệm cho hợp với câu nhạc,
tiết tấu, lời ca, tâm tình, vv…
o Biết sử dụng các khúc dạo và khúc nhạc dẫn, cho đúng và hay.
o Chọn lựa các hợp âm cho thích hợp với tiết tấu và ý nghĩa của lời ca,
câu nhạc vv…
o Sử dụng mầu sắc của giọng ca cho đúng và thích hợp: mạnh mẽ, nhẹ
nhàng, sáng, tối, cương quyết, u buồn, mang mác, vv..
o vv…
Một bài hát tập không kỹ, không đúng, thì cho dù người Ca trưởng đó có biết điều khiển hay cách mấy đi nữa, cũng không thể hát hay được.
III. Kỹ Thuật Tập Hát
Mỗi người có mỗi cách tập hát khác nhau, không có cách nào là sai, nhưng theo kinh nghiệm và theo phương cách chung chung của những người đi trước, chúng ta nghiên cứu và học hỏi để thăng tiến kỹ thuật tập hát của mình.
A. Những điều cơ bản
Những điều chúng ta cần biết (trong một Ca đoàn dị giọng, có nam có nữ) khi tập một bài hát:
1. Âm vực : hiểu về âm vực của Ca đoàn, sẽ giúp cho Ca trưởng rất nhiều.
• Âm vực của phái nữ cao hơn phái nam một Bát Độ (octave).
• Trong mỗi phái, âm vực của mỗi người mỗi khác, có người hát cao được nhưng không hát thấp được (soprano hay tenore) và lại có người hát thấp được, nhưngkhông hát cao được (alto hay basso).
• Một bài hát 2 bè (cao và thấp), thì thường là giọng nữ cao (soprano) và nam cao (tenore) hát chung ở bè cao, và 2 giọng còn lại (alto, basso) hát chung bè thấp. Nếu không, giọng nữ trầm (alto) sẽ không lên cao được, và giọng nam cao (tenore) sẽ không xuống thấp được, sẽ làm cho họ vừa mệt, vừa dễ bị đau cổ, bị ho và khan tiếng.
• Những bài hát 3 bè: 1 cho nữ và 2 cho nam, thì phải nghiên cứu cẩn thận xem bè nữ có lên cao qúa không, liệu bè alto có lên được không… nếu bè alto không thích hợp hát đoạn nhạc đó, thì để bè alto im lặng, hoặc mượn dòng nhạc của bè khác, vv..
• Những bài hát 3 bè: 2 cho nữ và 1 cho nam. Khi một bè không thể lên cao hay xuống thấp được, thì nên im lặng.
2. Chuyển cung bài hát: chỉ nên chuyển cung bào hát khi thấy cần thiết:
• Khả năng của Ca đoàn: Phải biết khả năng của Ca đoàn, nếu đa số trong Ca đoàn là giọng trầm, mà phải hát những bài lên cao qúa (thí dụ FA hoặc SOL), thì nên chuyển cung xuống.
• Hát cộng đoàn: Trung bình người Việt nam mình hát từ nốt LA thấp lên đến nốt RÊ (hàng thứ 4).
• Bài hát có âm vực rộng: những bài hát ngoài đời thường có âm vực rất rộng, có những bài xuống nốt MI (hàng kẻ phụ) và lên đến nốt SOL hay LA (hàng kẻ phụ trên). Những bài có âm vực rộng thì không thích hợp hát cho công đoàn, chỉ nên dùng Solo.
• Bài hát cao hoặc trầm: Một bài hát cao được coi là cao hoặc trầm, khi nó có nhiều nốt, hoặc ngân dài hay cả một đoạn nhạc ở các nốt cao hoặc trầm. Với những bản nhạc mà thỉnh thoảng lên cao hay xuống trầm ở những nốt phụ, thì không kể.
3. Dùng keyboard hoặc piano trong phòng tập hát. Đây là một điều cần thiết:
• Đàn keyboard có thể bắt cung và chuyển cung rất dễ dàng.
Kỹ Thuật Tập Hát 7
• Đàn keyboard có thể giữ các nốt để ngân dài, giúp cho Ca đoàn định được cao độ một cách chính xác.
• Khi Ca trưởng phải tập những bè cao hoặc trầm qúa âm vực của mình, thì cây đàn keyboard sẽ giúp mình rất hữu hiệu. Trường hợp không có đàn, người Ca trưởng có thể chia bè ra tập, nhờ một người có giọng hát phù hợp để tập cho mình.
B. Tiến trình tập một bài hát:
1. Tập (từng bè) cho đúng.
a) Nếu không chia bè ra để tập, thì tập bè chính trước, vì khi hoà âm bài
hát, tác giả thường dựa vào các nốt của bè chính để tạo ra những bè
khác. Trong khi tập bè chính, các bè khác cũng có thể đã có ý niệm về
cao độ và tiết tấu của bài hát rồi, nên lúc tập sẽ nhanh hơn.
b) Dùng đàn dạo các nốt hay lấy cung bài hát. Nếu là một bài hát khó,
hoặc qúa cao hay qúa trầm, nên dùng đàn để dạo các nốt để mọi người
nắm được cao độ một cách rõ ràng (nhất là ở những nốt qúa trầm, nhiều
khi Ca trưởng cố gắng hát… nhưng Ca viên không nghe được là nốt gì).
c) Hát mẫu. Quan trọng nhất trong tiến trình tập hát. Phải hát đúng và tâm
tình ngay từ đầu, thì sẽ bớt được nhiều thời giờ sửa chữa về sau. Dẫu là
một Ca đoàn mà mọi người đều biết nhạc, Ca trưởng cũng phải hát mẫu
để mọi người nắm được hành độ (tempo) và tâm tình của bài hát.
d) Ca trưởng hát mẫu từng phần (half cadence) hay cả bài, tùy theo là bài
hát khó hay dễ. Khi Ca trưởng hát, Ca đoàn lắng nghe, và theo dõi bài
hát, không nên hát theo.
e) Ca trưởng hát cả một đoạn, và hát đi hát lại những chỗ khó cho ca đoàn
nghe. Những chỗ dễ và lập đi lập lại nhiều thì không cần tập nhiều, để
ý đến những chỗ khó.
f) Khi Ca đoàn hát sai, thì dừng lại ngay để sửa chữa trước khi tiếp tục.
• Nếu hát sai một nốt ở giữa hay cuối câu hát. Tập kỹ nhóm chữ (nốt)
có liên quan, rồi cho lập lại cả câu.
• Nếu hát sai nhiều nốt (liền nhau) ở giữa câu hát. Để ý xem bắt đầu
hát sai ở nốt nào. Thường thường hát sai một chữ sẽ kéo theo cả câu.
Tập kỹ nốt đó và cho hát lại cả câu hay cả đoạn.
• Nếu hát sai từ nốt đầu tiên của một câu hát (hay xẩy ra khi hát từ
ĐK sang PK hay từ đoạn nọ đến đoạn kia). Tập kỹ từ câu trước nối
sang câu bị sai, sau đó cho lập lại cả 2 câu hay 2 đoạn.
2. Ráp chung các bè cho ăn khớp với nhau:
a) Nếu chia bè ra tập riêng, trước khi hát chung, người Ca trưởng cho mỗi bè hát riêng để xem có chỗ nào cần sửa chữa thêm hay không.
Kỹ Thuật Tập Hát 8
b) Ráp từng đoạn một. Trước khi ráp, người Ca trưởng hát mẫu và chỉ cho
các bè biết thứ tự sẽ hoà vô ra sao.
c) Khi ráp những lần đầu, chú trọng đến việc các bè vô cho đúng nơi đúng
chỗ, với hành độ (tempo) đều đều.
d) Lấy hơi cho đồng nhất trong bản nhạc.
e) Tập nghe nhau (để vô cho đúng và sử dụng âm lượng cho đúng)
f) Tôn trọng những dấu nghỉ (rest).
g) Để ý những chỗ cần lấy hơi trộm hay những chỗ cần cướp hơi.
3. Tập hát cho đúng tiết tấu, các vẻ nhạc, và rõ lời ca.
a) Tập khép âm cho đúng và cho đều.
b) Tập những chỗ cần vươn tiếng, nhấn mạnh, hay hát nhẹ, vv…
c) Phân lượng các bè to, nhỏ, cho hợp tình hợp lý, đừng để bè nọ lấn áp bè
kia, nhất là khi bè chính ít người.
d) Để ý những tiếng đệm, tiếng lót (mà, thời, chứ, ối a) hoặc ngân í a….
e) Phân phối các be,ø các giọng, solo, cho hợp với cao độ và nhạc sắc.
4. Tập diễn tả tâm tình bản nhạc:
Chúng ta nên nhớ câu này: “Khi hát chú trọng về diễn tả tâm tình bản nhạc hơn là kỹ thuật ca hát.”
a) Diễn tả tâm tình bản nhạc tức là “sống với bản nhạc”, đó là mặc tâm
tình của mình vào tâm tình của bài hát (tác giả).
b) Tâm tình được diễn tả bắt đầu từ “ý tưởng” sau đó đến “lời ca”. Âm sắc
của lời ca phải thích hợp: vui, buồn, hân hoan, thánh thót, sáng, tối, vv..
c) Ý nghĩa của lời ca không những phát ra từ cửa miệng, nhưng còn biểu lộ
trên khuôn mặt vàngay cả cử điệu nữa.
C. Những thí dụ cụ thể (dùng làm bài tập thực hành)
1. Giúp Ca đoàn dễ nhớ khi hát tới những chỗ khó hát:
a) So sánh với nốt cuối vừa hát. Hai nốt cùng cao độ có cùng một dấu. Nếu chữ trước có dấu sắc, thì nốt kế tiếp cũng hát như có dấu sắc… (thí dụ bài Con Nay Trở Về)Chữ “con” hay bị hát sai.
Hát chữ “con” như chữ “cón”, vì 2 nốt của chữ “đất” và “con” cùng cao độ.
b) So sánh với nốt có cùng cao độ trong câu nhạc.
Hai chữ “cánh” và “chỗ” hay bị hát sai.
Hát chữ “cánh” và chữ “chỗ” cùng cao độ với chữ “ở”
c) Thay đổi chữ (lời ca).
Chữ “lấp” hay bị hát sai.
Hát chữ “lấp” hát như “lập”, cũng vậy; chữ “ôi” như chữ “ối”
2. Tập hát vươn tiếng (dùng bài Khúc-Nhạc-Cảm-Tạ làm thí dụ)
3. Nhấn chữ trong câu hát (dùng bài Tán-Tụng-Hồng-Aân, bài tập 10 của cấp I, làm thí dụ)
4. Thay đổi hành độ va øcường độ trong câu hát theo ý nghĩa của lời ca (dùng phần
ĐK của bài Con-Hướng-Về-Chúa, trang 12, làm thí dụ)
5. Để ý những chỗ lấy hơi, những chỗ nghỉ hoặc ngân dài (dùng bài Hồng-Ân-Thiên- Chúa, trang 13, làm thí dụ)
6. Thay đổi nhạc sắc bằng các bè hát (dùng bài Hội-Nhạc-Thiên-Quốc, bài tập 3 của cấp I, làm thí dụ)
7. Thay đổi nhạc sắc qua giọng hát (dùng bài Tình-Chúa-Yêu-Tôi, trang 14 & 15, làm thí dụ)
8. Để ý khép âm những chữ trong câu hát (dùng bài Đêm Thánh Vô Cùng, trang 16, làm thí dụ)
9. Khép âm và tắt âm ở cuối câu hát (dùng câu Amen làm thí dụ)
10. Ngân dài ở cuối câu hát (dùng bài Xin-Ở-Lại-Với-Con làm thí dụ)
IV. Để Trình Tấu Một Bài Hát Có Kết Qủa
Có nhiều lý do để Ca đoàn trình tấu một bài hát được thành công:
1. Người Ca trưởng: Cùng một Ca đoàn với những giọng ca giống nhau, nhưng Ca trưởng này điều khiển thì Ca đoàn hát khác với Ca trưởng kia, đó là điều rất rõ ràng. Với một Ca trưởng tự tin, biết diễn tả tâm tình của mình qua đôi tay, ánh mắt, nét mặt và toàn thân người, thì bao giờ Ca đoàn cũng hát khác với một Ca trưởng không biết làm điều đó.
2. Nhạc Công: dù người Ca trưởng có giỏi mấy, nhưng không có một nhạc công trên trung bình, thì cũng không thể thành công. Người nhạc công giỏi có thể:
• Dùng những câu nhạc dạo, nhạc dẫn thích hợp khi Ca đoàn ngân, nghỉ.
• Dùng những hợp âm (trưởng, thứ) cho đúng với tâm tình của câu hát.
• Chọn lựa những âm thanh (sound), diễn tả các vẻ nhạc (legato, staccato, rubato, marcato, vv.) thích hợp.
• Dùng những nhạc điệu thích hợp với từng chỗ.
• Biết nâng đỡ tiếng hát hoặc những bè yếu, hơn là lấn át tiếng hát.
• vv…
3. Hành độ (tempo) cho đúng với bài nhạc hoặc câu nhạc. Rất nhiều khi chỉ vì tempo không đúng (qúa nhanh hay qúa chậm) mà làm hư cả bài hát. Điều này hay xẩy ra từ người nhạc công, nhất là với những nhạc công ít khi tập hát với Ca đoàn.
4. Hệ thống âm thanh: Tốt nhất là có những “loa feedback”. Không nên để microphone gần những người có tiếng hát mạnh qúa, hay để sát một nhóm người. Nên để microphone cao lên trên đầu bắt xuống, hơn là để thẳng trước mặt (ca đoàn).
5. Thời gian: Hát vào buổi sáng, sau khi “warm up” và buổi tối là thích hợp nhất. Hát buổi trưa (sau lunch) và buổi chiều (sau khi đi làm về) thường làm cho chúng ta dễ bị mệt.
6. Địa điểm và chỗ đứng hát:
• Hát trong nhà thường tốt hơn hát ngoài trời.
• Hát quay lưng hay quay mặt vào tường thì tốt hơn hát ở giữa nhà.
• Nên dùng bục hát để Ca trưởng dễ điều khiển (hay ngược lại, để dễ nhìn Ca trưởng) và âm thanh phát ra rõ ràng hơn (thông thường bên nam thường được xếp đứng sau bên nữ, nếu không có bục đứng và các chị vừa cao lại vừa có mái tóc dài, thì tiếng hát của các anh sẽ khó lọt vào microphone được…)
V. Ca trưởng có nên hát với Ca đoàn không?
1. Khi tập hát
• Giai đoạn đầu: Ca trưởng nên hát với Ca đoàn để Ca đoàn hát cho vững.
• Giai đoạn sau: Khi Ca đoàn đã hát vững rồi, Ca trưởng không nên hát, mà cần lắng nghe để sửa chữa, uốn nắn…
2. Khi hát
• Không nên hát khi Ca trưởng đứng gần microphone.
• Không nên hát khi có người solo.
• Không nên hát khi đang hát theo phái, mà mình không thuộc về phái đó.
• Ngoài những điều trên, Ca trưởng nên hát (nhỏ nhỏ) để:
o Cùng Ca đoàn sống với bản nhạc
o Biết được mức độ hơi của Ca đoàn khi ngân dài, nhất là khi kết bài.